Tiểu sử thượng toạ Thích Nhật Từ và Pháp Môn Tôn Chỉ của thầy

tiểu sử thượng toạ Thích Nhật Từ

Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ, là một trong những vị Hòa thượng rất được yêu mến bởi sự nhân hậu, từ bi, cùng với kiến thức uyên bác, góp phần cải cách nền Phật giáo nước nhà, giúp đỡ những người khó khăn có thể một lòng hướng thiện. Qua bài viết này, Kiến Thức Phật AZ mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về tiểu sử thượng toạ Thích Nhật Từ qua nội dung chi tiết sau đây.

Tiểu Sử Thượng Tọa Thích Nhật Từ

Về tiểu sử thượng toạ Thích Nhật Từ, thầy là một nhân vật nổi bật trong Phật giáo hiện đại, được biết đến với vai trò là Tam tạng pháp sư, nhà cải cách, diễn giả, nhà hoằng pháp, dịch giả kinh điển, tác giả, nhà thơ, tư vấn viên, người chữa bệnh tâm thần đa nhân cách và là một nhà hoạt động xã hội đầy nhiệt huyết.

Sự cống hiến của thầy đã được ghi nhận đặc biệt vào tháng 12 năm 2010 khi thầy được Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa, sớm hơn 3 năm so với quy định của Hiến chương GHPGVN (thông thường là 45 tuổi đời và 25 tuổi hạ).

Thượng tọa Thích Nhật Từ sinh năm 1969 tại Sài Gòn. Ông xuất gia với Hòa thượng Thích Thiện Huệ tại chùa Giác Ngộ vào năm 1984 và thọ giới tỳ kheo vào năm 1988. Từ năm 1992, thầy đã trụ trì tại chùa Giác Ngộ. Năm 1994, thầy du học tại Ấn Độ và hoàn thành tiến sĩ triết học vào năm 2001. Thầy là người sáng lập “Hội Ấn Tống Đạo Phật Ngày Nay” và “Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay”.

Đọc thêm:  Tiểu sử hòa thượng Thích Minh Thông

Ngoài ra, thầy Thích Nhật Từ cũng là tác giả và dịch giả của hơn 60 cuốn sách về Phật giáo, biên soạn nhiều nghi thức tụng niệm phổ biến cho Phật tử tại gia, và xuất bản hơn 200 tác phẩm Phật học. Thầy còn là chủ nhiệm của Đại tạng Kinh Việt Nam (âm thanh). Hiện nay, thầy là trụ trì tại chùa Giác Ngộ (TP.HCM và Vĩnh Long), chùa Vô Ưu (Thủ Đức), và chùa Tượng Sơn (Hà Tĩnh).

Pháp Môn và Tôn Chỉ của thầy Thích Nhật Từ

tiểu sử thượng toạ Thích Nhật Từ
tiểu sử thượng toạ Thích Nhật Từ

Trong hàng trăm bài pháp thoại, Thượng tọa Thích Nhật Từ kêu gọi Tăng Ni và Phật tử quay trở về với đức Phật gốc, thực tập và truyền bá “Tứ Thánh Đế” (thừa nhận khổ đau, truy tìm nhân nhân, trải nghiệm niết-bàn và thực tập Bát Chánh Đạo), thay vì tiếp tục bị ảnh hưởng bởi phương pháp Phật học của Trung Quốc theo phong cách tổ sư.

Không có pháp môn thứ hai ngoài Tứ Diệu Đế. Các pháp môn của Trung Quốc là một nhấn mạnh về một vài bài kinh tông chỉ, trong khi bỏ qua các bài kinh khác, các phương diện tu tập khác, nên không đầy đủ, do vậy khó trị liệu nỗi khổ niềm đau dứt điểm.

Theo Thượng tọa, 10 pháp môn của Trung Quốc, 14 pháp môn của Nhật Bản, 4 trường phái của Phật giáo Tây Tạng chẳng qua chỉ là phần ứng dụng của chánh niệm và chánh định trong Bát Chánh Đạo (6 yếu tố còn lại là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn). Do vậy, không có pháp môn nào của các tổ có thể toàn diện và hay hơn Tứ Diệu Đế.

Đọc thêm:  Tiểu sử thầy Thích Tâm Nguyên và Quá Trình Tu Tập Của Thầy

Ngoài ra, Thượng tọa Thích Nhật Từ còn kêu gọi Tăng Ni Phật tử Việt Nam quay trở về, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Phật giáo Việt Nam cho cộng đồng Việt Nam.

Tiểu sử thượng toạ Thích Nhật Từ – Giáo Dục của thầy

Về Phật học, dù sinh ra trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn và các trường Phật học bị đóng cửa, Thượng tọa Thích Nhật Từ may mắn được cầu học với nhiều vị cao tăng Phật giáo lỗi lạc trong thế kỷ 20.

Các vị này bao gồm Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Huệ Hưng, Hòa thượng Thích Huệ Đăng, Hòa thượng Thích Từ Thông, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Minh Cảnh, Hòa thượng Thích Nguyên Ngôn, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Hòa thượng Thích Thiện Trí, Hòa thượng Thích Giác Toàn và thiền sư Duy Lực. Nhờ đó, từ lúc còn làm Sa-di, Sư đã lão thông Kinh, Luật, Luận của Phật giáo Nguyên Thủy và Đại thừa.

Thượng tọa Thích Nhật Từ đã giảng dạy hoằng pháp học, triết học và Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, lớp Cao cấp giảng sư, các trường Phật học tại TP. HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu và Cần Thơ. Sư đã giảng trên 2700 VCD pháp thoại tại chùa Giác Ngộ, chùa Hoằng Pháp, chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang, chùa Phổ Quang, chùa Đức Quang, chùa Giác Nguyên cùng nhiều chùa khác trong và ngoài nước. Sư cũng tổ chức nhiều triển lãm nghệ thuật Phật giáo và các chương trình văn nghệ Phật giáo tại một số chùa và Đài Truyền hình TP.HCM trong vòng ba năm qua.

Đọc thêm:  Tiểu sử sư thầy Thích Minh Tuệ: Thầy hiện đang ở đâu?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *